Mẹ đã biết - Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng stress sau sinh chưa?

Nhiều mẹ bầu sau sinh thường cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng. Stress sau sinh không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, cuộc sống của mẹ mà có thể ảnh hưởng đến cả em bé do không được mẹ chăm sóc tốt nhất. Cần phải khắc phục sớm tình trạng này để bảo vệ cả hai mẹ con. Vậy, đâu những nguyên nhân dẫn đến sình trạng stress sau sinh này?




>> Xem thêm: Cách giảm béo sau sinh hiệu quả!

Đâu những dấu hiệu stress sau sinh mà các mẹ cần lưu ý

Dưới đây là một số biểu hiện của stress sau sinh mà mẹ cần chú ý:

Luôn cảm thấy lo lắng: Phụ nữ sau sinh thường lo lắng nhiều hơn bình thường, đặc biệt về sự phát triển của con và sự hồi phục sức khỏe của mình. Những lo lắng này thường xuyên xuất hiện và có thể chuyển thành ám ảnh, đây là một dấu hiệu nguy hiểm của stress sau sinh.

Suy nhược cơ thể: Nhiều bà mẹ luôn cảm thấy bất an, mệt mỏi mà không rõ nguyên nhân. Họ dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi triền miên, lâu dần gây suy nhược cơ thể. Tâm trạng bất ổn, ăn không ngon, ngủ không yên càng làm họ mệt mỏi hơn.

Rối loạn giấc ngủ: Nhiều mẹ sau sinh dù muốn ngủ nhưng lại chẳng thể chợp mắt dù em bé đang ngủ ngon lành. Đây là một dấu hiệu của stress sau sinh. Tình trạng này thường xảy ra từ tuần thứ 8 sau khi sinh em bé.

Mất tập trung: Sau sinh, phụ nữ thường ít ra ngoài, cảm thấy bí bách, không thoải mái và khó tập trung làm việc hay thư giãn.

Khó gắn kết với con: Áp lực, căng thẳng và stress sau sinh có thể khiến mẹ cảm thấy khó gắn kết với con. Nếu tình trạng này kéo dài, mẹ nên tìm gặp bác sĩ tâm lý để được hướng dẫn cải thiện.

Rối loạn ăn uống: Stress sau sinh có thể khiến mẹ chán ăn, ăn không ngon miệng hoặc ăn nhiều hơn bình thường. Nếu mẹ thấy xuất hiện thêm các triệu chứng khác thì nên đi gặp bác sĩ ngay.

Có ý nghĩ tự tử: Một số người bị stress nặng còn xuất hiện ý nghĩ tự tử. Điều này không chỉ gây hại cho họ mà còn ảnh hưởng đến con. Nếu đã từng có ý định này, người thân cần chú ý hơn đến sản phụ để tránh những đáng tiếc có thể xảy ra.

>> Xem thêm: Thuốc sắt tốt cho mẹ sau sinh hiệu quả!

Kinh nghiệm khắc phục tình trạng stress sau sinh hiệu quả

Stress sau sinh ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và sức khỏe của sản phụ, do đó cần được phát hiện và khắc phục sớm. Nếu mẹ đang gặp phải tình trạng này, hãy thực hiện ngay những biện pháp dưới đây:

Nhờ sự giúp đỡ của người thân

Sự hỗ trợ từ chồng và người thân trong việc chăm sóc con nhỏ, cùng việc trò chuyện và quan tâm đến sản phụ, sẽ giúp họ cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng và giảm bớt căng thẳng.

Khi nhận được sự quan tâm đúng mức, tình trạng stress sau sinh sẽ nhanh chóng được cải thiện, giúp mẹ sớm trở lại cuộc sống bình thường đầy ắp tiếng cười bên bé yêu.

Thay đổi chế độ ăn uống

Sau sinh, nhiều sản phụ phải kiêng khem trong ăn uống. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, mẹ nên ăn uống đa dạng để cung cấp nguồn sữa chất lượng. Nếu đang gặp phải stress sau sinh, hãy bổ sung vào thực đơn các thực phẩm giàu vitamin B, C, kẽm, magie, omega-3… vì chúng có tác dụng chống lại stress, giúp tinh thần thoải mái hơn.

>> Xem thêm: 18 thực đơn tốt cho mẹ sau sinh mổ hiệu quả!

Lên thời gian biểu chăm sóc con đúng cách

Nhiều mẹ cảm thấy căng thẳng khi việc chăm sóc con chiếm trọn cả ngày. Hơn nữa, giờ giấc sinh hoạt của bé thường xuyên đảo lộn cũng khiến mẹ mệt mỏi, bất lực. Vì thế, lập thời gian biểu chăm sóc con là một biện pháp hữu hiệu giúp mẹ không còn cảm thấy căng thẳng nữa. Chồng và người thân cũng nên chia sẻ việc chăm sóc bé để mẹ có thời gian nghỉ ngơi.

Đừng quá khắt khe với con

Nếu mẹ kỳ vọng vào một đứa trẻ sơ sinh ngoan ngoãn, ăn no, ngủ kỹ, đúng giờ, không quấy khóc, thì khi bé không đạt được những yêu cầu ấy, mẹ sẽ cảm thấy chán nản, mệt mỏi. Việc quá khắt khe với con cũng là mẹ tự tạo áp lực cho bản thân. Hãy nhẹ nhàng với bé, cho con phát triển theo đúng nhu cầu và khả năng của mình. Tin tưởng vào con sẽ giúp mẹ cảm thấy dễ thở hơn.

Không so sánh mình với người khác

Mỗi người có quan điểm, nhìn nhận và sự phát triển khác nhau, nên mẹ đừng so sánh mình với người khác. Đừng tự hỏi tại sao họ lấy lại dáng nhanh trong khi mình vẫn béo, đừng so sánh con họ mập trong khi con mình lại còi. Những so sánh này chỉ khiến mẹ thêm căng thẳng.

Hãy tin tưởng vào em bé của mình và tự tin với cơ thể của bản thân để luôn duy trì suy nghĩ tích cực, hạn chế bị stress sau sinh.

Chăm sóc bản thân

Mẹ nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân. Hãy nghe những bản nhạc yêu thích, xem phim, đọc sách và thư giãn khi em bé ngủ hoặc nhờ người trông bé giúp để có thời gian cho chính mình. Như vậy, tâm trạng của mẹ sẽ được cải thiện rất nhiều.

Stress sau sinh không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý mà còn có thể kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm nếu mẹ có suy nghĩ tiêu cực và hành động thiếu suy nghĩ. Vì thế, phát hiện và khắc phục sớm tình trạng này là cách tốt nhất để bảo vệ cả sản phụ và em bé.


Liên hệ : Cunlonmama

Di động: 0978978396

Chia sẻ Facebook

  • Quảng cáo

    Phần mềm FNB ERP 4.0 | Quản trị và điều hành doanh nghiệp trực tuyến
  • Quảng cáo

    Mở tài khoản đầu tư Techcom Securities dễ dàng và nhanh chóng
  • Chi tiết :
    Mã tin 248226
    Loại tin Bán
    Giá 99.000 ₫ / buổi
    Chuyên mục Chăm sóc sức khỏe
    Ngày đăng 01/10/2024
    Lượt xem 23
    Nơi đăng Quận Cầu Giấy, Hà Nội
    Chia sẻ
    Báo tin không hợp lệ
    Xóa tin đăng
    QR CODE Theo dõi tin này
    Thông tin người bán
    Cunlonmama
    Số 16 - Ngõ 10 Nguyễn Văn Huyên - Cầu Giấy - Hà Nội
    0978978396
    chamsocbaugiambeosausinhtot@gmail.com
    Sản phẩm cùng người bán
    Thông tin hữu ích
    • Không thanh toán tiền trước khi nhận hàng.
    • Giao dịch ở nơi công cộng, an toàn.
    • Kiểm tra hàng hóa cẩn thận, đặc biệt khi mua hàng cũ, hàng đắt tiền.
    • Không bao giờ gửi hàng hóa trước khi hoàn tất thỏa thuận thanh toán.
    • Cho dù người bán tiết lộ thông tin cá nhân hoặc số tài khoản ngân hàng của họ, những điều này vẫn không thể bảo vệ bạn khỏi bị lừa.
    • Khi mua hàng, tốt nhất, Bạn nên yêu cầu người bán chuẩn bị các giấy tờ, các biên nhận gốc, rõ ràng, hợp pháp liên quan đến giao dịch mua bán này.
    • Market360.vn không tham gia vào bất kỳ giao dịch nào và cũng không giải quyết việc thanh toán, vận chuyển, giao dịch bảo đảm, cung cấp dịch vụ giao kèo, hoặc cung cấp dịch vụ "bảo vệ người mua" hoặc "chứng nhận người bán".
    Chia sẻ