MUA BÁN TRỰC TUYẾN – ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ
Đăng tin miễn phí; Đính kèm tới 20 hình ảnh minh họa cho mỗi sản phẩm; Tạo gian hàng miễn phí. Hỗ trợ mobile, tablet,...
Sinh mổ là biện pháp được rất nhiều sản phụ lựa chọn hiện nay. Mặc dù thời gian mổ sinh diễn ra rất nhanh chóng nhưng thời gian phục hồi sau sinh của sản phụ sinh mổ lại lâu hơn sinh thường và nếu không biết cách chăm sóc thì sản phụ sẽ dễ gặp phải những di chứng sau này. Vậy, sau sinh mổ bao lâu thì hết đau?
>> Xem thêm: Cách giảm cân sau sinh hiệu quả!
Khi nào mẹ bầu được chỉ định mổ?
Việc sinh mổ có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và quá trình hồi phục của mẹ. Hãy cùng tìm hiểu các trường hợp khi mẹ buộc phải sinh mổ:
Khi mẹ bị tiền sản giật hoặc tăng huyết áp thai kỳ, việc sinh mổ được chỉ định nhằm bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé. Các biến chứng như co giật, chảy máu não hoặc suy thận có thể xảy ra nếu không can thiệp kịp thời.
Nếu rau thai bám quá thấp hoặc che lấp cổ tử cung, việc sinh thường có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Sinh mổ được chỉ định để tránh các biến chứng như chảy máu nguy hiểm.
Nếu người mẹ đã từng trải qua ca sinh mổ hoặc một số phẫu thuật tử cung khác trước đó, việc sinh thường có thể gây ra nguy cơ vỡ tử cung. Vì thế, bác sĩ sẽ khuyến cáo sinh mổ để đảm bảo an toàn.
Khi mẹ mang thai đôi, thai ba,… hoặc thai to bất thường, sinh thường có thể gây khó khăn và nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Sinh mổ được chọn để tránh các biến chứng do sức ép lên đường sinh.
>> Xem thêm: 18 thực đơn tốt cho mẹ sau sinh mổ hiệu quả!
Vết sinh mổ bao lâu thì hết đau và lành hẳn?
Thời gian phục hồi vết mổ sau sinh sẽ phụ thuộc vào mổ khó hay không (vết mổ cũ dính phải gỡ dính hoặc cắt cơ thành bụng), cơ địa của mỗi người và cách chăm sóc sức khỏe sản phụ. Dưới đây là thời gian vết mổ hết đau và lành hẳn mà mẹ nên chú ý:
Thông thường trong 7 ngày đầu tiên: Vết mổ sẽ liền lại ở giai đoạn đầu (liền vết thương giai đoạn 1), vết khâu sẽ khô lại và bị gồ lên thành một đường.
Sau 2-3 tuần: Vết mổ đã tạo thành sẹo, nhưng sản phụ vẫn có thể cảm thấy đau khi chạm vào vùng này.
Trung bình 3 tháng sau sinh: Vết mổ được xem là lành hoàn toàn, sản phụ không còn cảm thấy đau và ngứa xung quanh vùng mổ.
Một số trường hợp: Một số phụ nữ vẫn có thể cảm thấy đau ở vết mổ lên đến 6 tháng, thậm chí 1,5 năm sau sinh. Điều này là bình thường và không đáng lo ngại.
Ngoài ra, cần lưu ý rằng vết mổ thông thường sẽ có chiều dài khoảng 11-15cm và cùng với thời gian, vết sẹo sẽ dần trở nên nhạt màu và co lại, không ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ bên ngoài. Trong quá trình lành hẳn, vết mổ có thể bị đau ngứa và sản phụ tuyệt đối không được gãi để tránh kích thích da.
>> Xem thêm: Cách gọi sữa về bằng sữa ông thọ hiệu quả!
Những lưu ý sau khi sinh mổ giúp mẹ nhanh hồi phục sức khỏe, an toàn
Sau khi sinh mổ, sản phụ thường gặp các biểu hiện như sản dịch, mệt mỏi, táo bón, khó chịu, đau nhói bụng, đau quanh vết mổ,… . Do đó, sản phụ sau sinh mổ cần chú ý chăm sóc vết mổ để giúp vết mổ nhanh lành và tránh cho sản phụ gặp phải những biến chứng về sau.
Khi rút ống xông, cần cố gắng vận động nhiều để đẩy nhanh quá trình phục hồi. Tuy nhiên, mẹ nên vận động chậm rãi để tránh chóng mặt, choáng váng. Mẹ cũng nên nằm nghiêng sang một bên để giảm cơn đau do tử cung co bóp và giảm cảm giác buồn nôn.
Mẹ cũng nên dùng khăn thấm nước muối loãng, nhẹ nhàng chườm lên vết mổ để tránh nhiễm trùng. Bên cạnh đó, mẹ nên tránh tắm nước nóng hoặc dùng vòi hoa sen cho đến khi vết mổ liền hoàn toàn và thay băng gạc mỗi ngày để giữ vết mổ được sạch sẽ.
Cung cấp các vitamin như A, B, C,… sẽ giúp mẹ kiểm soát tình trạng viêm nhiễm. Bổ sung vitamin K, canxi, kẽm, sắt, đồng,… để cầm máu, tái tạo máu và làm nhanh liền vết thương. Sản phụ sau sinh mổ nên ăn nhiều thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa… để tái tạo da non và làm nhanh liền vết mổ.
Mẹ cũng không nên ăn các món kích thích như hành, tỏi, đồ ăn cay hoặc rau muống, thịt gà, đồ nếp, hải sản… để tránh sẹo lồi, vết mổ lâu liền, nổi ban hoặc ngứa ngáy. Đặc biệt, đối với sản phụ mắc các bệnh như tim mạch, gan, tiểu đường…, cần tuân thủ chế độ ăn uống theo hướng dẫn của bác sĩ.
Mẹ nên tránh nâng vật nặng trừ việc bế em bé, vì có thể gây áp lực lên vết mổ. Cần tránh điều này tối thiểu 2 tuần sau sinh để vết mổ có thời gian lành lại. Luôn uống đủ nước để tránh táo bón vì khi vết mổ chưa lành, việc đi tiểu phải rặn có thể gây áp lực mạnh lên ổ bụng, dẫn đến nguy hiểm.
Mẹ cũng cần chú ý những triệu chứng bất thường như sốt, nhức đầu và buồn nôn khi vết mổ chưa lành, vì đó có thể là biểu hiện nhiễm trùng vết mổ. Không tự ý sử dụng thuốc giảm đau nếu không có chỉ định của bác sĩ. Nếu đang cho con bú, việc tự ý dùng thuốc giảm đau có thể gây nguy hiểm. Nếu tình trạng đau kéo dài trên 6 tuần sau mổ, cần báo ngay cho bác sĩ.
Thời gian lành vết mổ sau sinh phụ thuộc vào cơ địa, cách chăm sóc sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của sản phụ. Khi có dấu hiệu bất thường từ vết mổ như chảy mủ, sốt trên 38°C, đau đớn,… cần đưa sản phụ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Quảng cáo
Quảng cáo
Chi tiết : | |
---|---|
Mã tin | 244660 |
Loại tin | Bán |
Giá | 99.000 ₫ / buổi |
Chuyên mục | Chăm sóc sức khỏe |
Ngày đăng | 24/06/2024 |
Lượt xem | 101 |
Nơi đăng | Quận Cầu Giấy, Hà Nội |
Báo tin không hợp lệ
|
|
Theo dõi tin này |
Thông tin người bán | |
Cunlonmama |
|
0978978396 | |
chamsocbaugiambeosausinhtot@gmail.com | |
Sản phẩm cùng người bán |
Chia sẻ tin đăng lên (facebook, twitter, google+,...)