MUA BÁN TRỰC TUYẾN – ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ
Đăng tin miễn phí; Đính kèm tới 20 hình ảnh minh họa cho mỗi sản phẩm; Tạo gian hàng miễn phí. Hỗ trợ mobile, tablet,...
Theo khuyến nghị của các chuyên gia dinh dưỡng, việc cho trẻ nhỏ được bú sữa mẹ toàn thời gian trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho đến khi trẻ đạt 24 tháng tuổi là quan trọng. Tuy nhiên, không phải tất cả các bà mẹ đều có khả năng duy trì nguồn sữa mẹ đầy đủ như thời kỳ ban đầu sau sinh. Có nhiều yếu tố trong cuộc sống hàng ngày và chế độ ăn uống cá nhân có thể ảnh hưởng và làm giảm lượng sữa mẹ. Bài viết sau sẽ giúp mẹ tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến sữa mẹ và các biện pháp tăng cường tiết sữa hiệu quả.
Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa mẹ
Dưới đây chia sẻ đến mẹ 7 nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sữa mẹ, mẹ cần lưu ý.
Đồ uống có cồn
Mẹ sau sinh cho con bú tốt nhất không nên uống rượu bởi đồ uống có cồn có thể làm giảm việc sản xuất sữa, khiến trẻ bú ít hơn và gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ của em bé.
Thiếu hụt dinh dưỡng
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sữa mẹ là chế độ dinh dưỡng. Ăn uống không đủ chất sẽ khiến lượng sữa mẹ giảm đi, thậm chí lượng sữa giảm còn không đủ cho em bé bú. Do đó, mẹ cần bổ sung đủ chất dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày để mang tới dòng sữa thơm mát, chất lượng hơn.
Bất ổn về tâm lý
Nếu sau sinh người mẹ bị stress, lo lắng nhiều, mất niềm tin vào cuộc sống thì hoạt động tiết sữa cũng sẽ giảm đi. Các thí nghiệm đã cho ra kết quả, nếu mẹ tin rằng sữa của mình không đủ cho con bú thì mạch sữa cũng sẽ bị tắc lại.
Sử dụng thuốc sai cách
Sử dụng thuốc kháng sinh sai cách cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sữa mẹ. Sau sinh, cơ thể người mẹ dễ dàng nhiễm bệnh do sức đề kháng suy giảm. Nếu sử dụng thuốc kháng sinh, các chất trong thuốc sẽ qua cơ thể mẹ tác động vào nguồn sữa mẹ và có thể làm giảm sự tiết sữa mẹ. Do đó, mẹ cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, tránh việc tự ý mua thuốc về nhà dùng.
Sử dụng thuốc lá
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, em bé sơ sinh sẽ ngủ ít hơn nếu mẹ hút thuốc trước khi cho con bú. Bên cạnh đó, việc nghiện hút thuốc lá nặng có thể làm giảm khả năng tiết sữa của người mẹ. Những đứa trẻ có người mẹ hút thuốc dù có bú mẹ hay không thì bé đều dễ bị đau bụng và bị mắc bệnh đường hô hấp.
Uống cà phê
Nếu mỗi ngày mẹ uống nhiều hơn 300mg cà phê sẽ có thể ảnh hưởng xấu đến em bé. Khi cà phê đi vào máu của người mẹ, một lượng nhỏ caffeine sẽ đi vào trong sữa. Trong khi đó, cơ thể của em bé không dễ dàng hấp thu và bài tiết caffeine có trong cà phê, theo thời gian sẽ tích tụ trong cơ thể của bé và làm con khó chịu, khó ngủ.
Các gia vị có mùi nặng
Các loại gia vị như: hành, tỏi, ớt có thể làm cho sữa mẹ có mùi lạ và bé không muốn bú. Mẹ cần lưu ý không nên ăn các loại gia vị này trong thời gian cho con bú.
Trong quá trình hồi phục sau sinh, mẹ bỉm sữa nên dành thời gian cho việc nghỉ ngơi đầy đủ và bồi bổ cơ thể đủ chất. Ngoài ra, mẹ đừng quên sử dụng kết hợp các viên uống bổ sung vi chất như viên DHA, sắt và canxi cho mẹ sau sinh để ngăn ngừa tình trạng thiếu chất, bị thiếu máu thiếu sắt, thiếu canxi hay gặp phải ở giai đoạn sau sinh cho con bú, lại giúp sữa mẹ dồi dào hơn.
Bài viết trên đã giúp mẹ hiểu rõ những yếu tố ảnh hưởng đến sữa mẹ là gì và phải làm sao để gọi sữa về tốt hơn. Mẹ cần chú ý nhiều đến các yếu tố trong chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày để đảm bảo sữa mẹ luôn thơm ngon nhất cho bé.
Quảng cáo
Quảng cáo
Chi tiết : | |
---|---|
Mã tin | 247679 |
Loại tin | Bán |
Giá | 280.000 ₫ / hộp |
Chuyên mục | Sữa - thực phẩm cho mẹ |
Ngày đăng | 17/09/2024 |
Lượt xem | 33 |
Nơi đăng | Quận Cầu Giấy, Hà Nội |
Báo tin không hợp lệ
|
|
Theo dõi tin này |
Thông tin người bán | |
Satbabau |
|
0364352553 | |
sattotchobabauchelaferrforte@gmail.com | |
Sản phẩm cùng người bán |
Chia sẻ tin đăng lên (facebook, twitter, google+,...)