Phụ nữ bị đau bụng sau sinh phải làm sao?

Cơ thể người phụ nữ sau sinh sẽ tiết ra rất nhiều sản dịch, đây là một hiện tượng sinh lý bình thường nhưng cũng có thể gây ra những thay đổi bất thường và ảnh hưởng không tốt đến quá trình hồi phục sức khỏe của sản phụ, trong đó có tình trạng đau bụng sau sinh. Vậy, mẹ bị đau bụng sau sinh phải làm sao?

>> Xem thêm: Cách giảm cân sau sinh hiệu quả!

Đau bụng sau sinh có sao không?

Đau bụng sau sinh có sao không là thắc mặc của rất nhiều chị em sau khi trải qua quá trình sinh nở vất vả. Vậy đâu là lời giải đáp thích đáng cho câu hỏi này. Đây là vấn đề không quá hiếm gặp hiện nay, trong trường hợp bạn chỉ đau nhẹ với mẹ sinh mổ thì có thể nó đơn giản chỉ là đau vết mổ thông thường. Bạn cũng cần dựa vào một số triệu chứng như về mức độ đau, vị trí đau, có gặp phải các triệu chứng như chảy máu, ớn lạnh, buồn nôn không… để có thể xác định rõ được những vấn đề gặp phải.

Nguyên nhân gây đau bụng sau sinh là gì?

Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài thì đây có thể là một số dâu hiện do những nguyên nhân sau đây:

Đau bụng do bế sản dịch: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra đau bụng sau sinh. Khi sinh mổ hoặc sinh thường, có trường hợp sản dịch không thoát ra khỏi tử cung mà ứ đọng lại, tạo áp lực và gây ra cơn đau. Nếu không được xử lý kịp thời, ứ đọng này có thể dẫn đến nhiễm khuẩn và các biến chứng nguy hiểm khác.

Đau bụng do quá trình tử cung phục hồi: Tử cung sau khi sinh con cần phải trải qua quá trình thu nhỏ để trở về kích thước ban đầu. Quá trình này có thể gây ra cảm giác đau bụng giống như cơn co thắt chuyển dạ, và một số phụ nữ cảm nhận đau khi cho con bú. Đau này thường tăng lên khi tử cung co thắt để dần trở về bình thường.

Đau bụng do vết rạch khi sinh mổ: Đối với phụ nữ sinh mổ, cơn đau từ quá trình co bóp tử cung và đau từ vết rạch mổ có thể kéo dài và gây khó chịu. Đây là một phần không tránh khỏi trong quá trình hồi phục sau sinh mổ.

Đau bụng do tình trạng táo bón: Táo bón là một vấn đề phổ biến sau khi sinh, và nó có thể gây ra cảm giác đau và khó chịu. Nguyên nhân có thể bao gồm thay đổi nội tiết tố sau sinh, trạng thái trầm cảm sau sinh, chế độ ăn ít chất xơ và ít vận động, hoặc cảm giác đau do các vết rạch khiến tử cung và khu vực xung quanh cảm thấy nhức nhối.

Đau bụng do nhiễm trùng: Mặc dù hiếm hơn so với các nguyên nhân khác, nhưng đây là một tình trạng đáng chú ý. Nhiễm trùng có thể xảy ra sau sinh mổ, khi vi khuẩn xâm nhập vào vết mổ hoặc khi có sự nhiễm trùng trong tử cung. Các triệu chứng thường bao gồm đau, sưng, đỏ, và có thể xuất hiện mủ ở khu vực vết mổ.

>> Xem thêm: Cách gọi sữa về bằng sữa ông thọ hiệu quả!

Thời gian đau bụng sau sinh kéo dài bao lâu?

Khi phụ nữ gặp phải tình trạng đau bụng sau sinh, thường sẽ có những thắc mắc về thời gian tình trạng này kéo dài ra sao. Các cơn đau bụng sau sinh thường bắt đầu ngay sau khi sinh xong và thời gian kéo dài sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng này.

Đối với phụ nữ sinh thường, các cơn đau thường xuất hiện ngay sau khi sinh xong, đau nặng hơn vào ngày thứ 2 và 3 sau đó, và dần giảm đi trong khoảng từ 8-10 ngày sau đó. Tuy nhiên, có thể các cơn đau sẽ tăng lên khi bạn cho con bú. Nếu tình trạng đau kéo dài quá lâu, bạn nên đi khám để xác định nguyên nhân cụ thể và nhận điều trị kịp thời.

Đối với phụ nữ sinh mổ, đau từ vết mổ thường kéo dài hơn một chút. Các cơn đau từ việc co thắt tử cung cũng sẽ giảm dần từ 8-10 ngày sau sinh. Trong giai đoạn này, việc chăm sóc vết mổ của bạn rất quan trọng để tránh nguy cơ nhiễm trùng và đảm bảo vết thương lành mạnh mẽ.

>> Xem thêm: Thực đơn 7 ngày sau sinh hiệu quả!

Cách khắc phục tình trạng đau bụng sau sinh hiệu quả, an toàn

Sử dụng thuốc giảm đau: Nếu cơn đau gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, việc sử dụng thuốc giảm đau là lựa chọn thích hợp. Tuy nhiên, trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Vận động nhẹ nhàng: Mặc dù khi đau bụng, bạn có thể không muốn vận động, nhưng việc đi bộ nhẹ hoặc thực hiện các động tác vận động đơn giản có thể giúp giảm đau. Điều này cũng giúp cải thiện tình trạng táo bón, một vấn đề phổ biến sau sinh.

Sử dụng chườm ấm: Đối với những người mẹ sinh mổ và có cơn đau từ vết mổ, việc sử dụng chườm ấm có thể giúp giảm đi cảm giác rát và ngứa ở vùng vết mổ, tạo cảm giác thoải mái hơn.

Thiền và hơi thở: Các bài tập thiền, hơi thở sâu có thể giúp điều hòa cơ thể, giảm căng thẳng và vượt qua cơn đau sau sinh. Đây cũng là cách tốt để ngăn ngừa tình trạng trầm cảm sau sinh.

Bổ sung chất xơ: Đối với những người mẹ gặp phải tình trạng đau do táo bón sau sinh, việc bổ sung chất xơ thông qua rau và trái cây trong chế độ ăn hàng ngày là cách hiệu quả để cải thiện tình trạng này.


Bài viết trên đây là những chia sẻ về đau bụng sau sinh có sao không? Mách mẹ những nguyên nhân chính và cách điều trị bệnh lý đau bụng sau sinh.


Liên hệ : Cunlonmama

Di động: 0978978396

Chia sẻ Facebook

  • Quảng cáo

    Phần mềm FNB ERP 4.0 | Quản trị và điều hành doanh nghiệp trực tuyến
  • Quảng cáo

    Microsoft Azure
  • Chi tiết :
    Mã tin 241363
    Loại tin Bán
    Giá 99.000 ₫ / buổi
    Chuyên mục Chăm sóc sức khỏe
    Ngày đăng 09/03/2024
    Lượt xem 58
    Nơi đăng Quận Cầu Giấy, Hà Nội
    Chia sẻ
    Báo tin không hợp lệ
    Xóa tin đăng
    QR CODE Theo dõi tin này
    Thông tin người bán
    Cunlonmama
    Số 16 - Ngõ 10 Nguyễn Văn Huyên - Cầu Giấy - Hà Nội
    0978978396
    chamsocbaugiambeosausinhtot@gmail.com
    Sản phẩm cùng người bán
    Thông tin hữu ích
    • Không thanh toán tiền trước khi nhận hàng.
    • Giao dịch ở nơi công cộng, an toàn.
    • Kiểm tra hàng hóa cẩn thận, đặc biệt khi mua hàng cũ, hàng đắt tiền.
    • Không bao giờ gửi hàng hóa trước khi hoàn tất thỏa thuận thanh toán.
    • Cho dù người bán tiết lộ thông tin cá nhân hoặc số tài khoản ngân hàng của họ, những điều này vẫn không thể bảo vệ bạn khỏi bị lừa.
    • Khi mua hàng, tốt nhất, Bạn nên yêu cầu người bán chuẩn bị các giấy tờ, các biên nhận gốc, rõ ràng, hợp pháp liên quan đến giao dịch mua bán này.
    • Market360.vn không tham gia vào bất kỳ giao dịch nào và cũng không giải quyết việc thanh toán, vận chuyển, giao dịch bảo đảm, cung cấp dịch vụ giao kèo, hoặc cung cấp dịch vụ "bảo vệ người mua" hoặc "chứng nhận người bán".