Mẹ bầu có ăn cua biển được không?

Cua biển là một loại hải sản khá phổ biến không chỉ thơm ngon mà chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu có lợi cho sức khỏe. Theo nghiên cứu, trong 100g thịt cua có chứa tới 59mg canxi, 0,8mg sắt, 1,5g chất béo, 19g protein cùng một số loại vitamin khác. Vậy có bầu ăn cua biển được không?
Xem thêm: Thuốc sắt và canxi nào tốt cho bà bầu


Mẹ bầu có ăn cua biển được không?
Câu trả lời là CÓ. Việc mẹ ăn cua biển đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe của bà bầu như:
Giúp củng cố sự phát triển của thai nhi nhờ nguồn cung cấp omega-3, đạm, vitamin A và D dồi dào.
Axit amino và chất chống oxy hóa trong cua biển giúp tăng cường sinh lực và hệ miễn dịch của mẹ trong suốt quá trình mang thai.
Hàm lượng sắt trong cua giúp mẹ bầu giảm được nguy cơ mắc các bệnh thiếu máu và duy trì mức hemoglobin ổn định ở trẻ sơ sinh.
Cua biển là một trong số những loại hải sản giàu canxi cho bà bầu. Hàm lượng canxi của cua biển giúp hệ xương và răng thai nhi phát triển tốt từ khi còn trong bụng mẹ.
Cua cũng là thực phâm chứa ít cholesterol nên sẽ hạn chế mỡ nhiễm máu
Cua biển giàu folate – một loại vitamin thiết yếu giúp ngăn ngừa chứng khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi.
Xem thêm: gold dha có tốt không


Lưu ý khi mẹ bầu ăn cua biển
Mẹ bầu cần lưu ý những điều sau đây để giúp cho việc ăn cua biển an toàn nhất cho cả mẹ và thai nhi:
Chọn cua tươi, sạch: Điều đầu tiên mẹ cần lưu ý là phải chọn được nguồn thực phẩm an toàn, cơ sở cung cấp uy tín. Cách để chọn được cua tươi, sạch là: Chọn con tươi, khỏe và cầm chắc tay. Mẹ bầu có thể bấm vào phần yếm nếu thấy cứng là cua nhiều thịt.
Chế biến cua biển chín kỹ: Mẹ bầu không ăn cua sống mà cần ăn đồ đã qua chế biến để giúp tiêu diệt vi khuẩn các chất độc trong cua, đặc biệt là cua biển.
Không nên ăn cua với quả hồng và uống nước trà: Tránh uống trà, ăn quả hồng trước hoặc sau bữa ăn có cua bởi đây là những thực phẩm kị kết hợp với nhau. Bạn có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đi ngoài nếu chẳng may ăn cùng nhau.
Ăn cua biển với liều lượng đủ: Đối với phụ nữ mang thai thì một tuần mẹ nên ăn cua 2 lần với lượng cua khoảng 168g. Để chắc chắn việc mẹ ăn cua là an toàn thì hãy nên hỏi ý kiến của bác sĩ. Tùy vào cơ địa của từng người và thể trạng khi mang thai sẽ quyết định đến việc mẹ có nên ăn cua hay không.
Xem thêm: bầu mấy tháng thì uống sắt - canxi


Thực đơn các món ăn cùng cua biển cho mẹ bầu
Miến xào càng cua biển
Cách làm:
Cua rửa sạch, ngâm qua với rượu trắng để khử mùi tanh sau đó tách vỏ lấy thịt cua ra đĩa để riêng.
Miến ngâm nước ấm 3 phút cho mềm, rửa sạch lại với nước rồi cắt sợi dài và để ráo nước. Hành lá, ngò gai xắt khúc, hành tím rửa sạch thái mỏng.
Bắc chảo lên bếp, cho hành vào chảo dầu phi thơm. Tiếp theo bỏ thịt càng cua vào xào và đảo đều tay.
Tiếp theo, cho cà chua, đảo đều tay rồi nêm gia vị cho vừa ăn rồi đảo đều cho đến khi thịt cua chín, bỏ ra chén để riêng.
Chuẩn bị một chảo dầu nóng sau đó bỏ hành tím vào phi cho thơm rồi bỏ miến vào xào, đảo thật tay, thêm thịt cua đã xào từ trước vào đảo cùng. Nêm nếm vào gia vị đường, bột ngọt, muối sao cho vừa miệng.
Đảo đều tay đến khi thấy mùi thơm thì đập thêm quả trứng vào, thêm hành lá và ngò gai vào đảo đều là hoàn thành.
Cua biển rang muối
Cách làm:
Cua biển làm sạch. Bóc bỏ mang, lấy phần gạch ra để riêng.
Càng cua mẹ dùng kìm đập dập để khi rang để gia vị ngấm đều vào phần thịt bên trong.
Cho thịt cua vào chảo chiên vừa chín tới thì vớt ra, tỏi, ớt băm nhỏ cho vào phi vàng rồi vớt ra để riêng.
Tiến hành trộn các loại gia vị: 3 thìa giấm ăn, 1 thìa đường, 1 thìa bột canh, 1 thìa tiêu, tỏi băm, dầu hào, thêm xíu nước rồi khuấy đều cho tan.
Bỏ một chút dầu vào chảo rồi cho phần cua vừa chiên vào. Tiếp đó cho gia vị vừa trộn vào đảo đều. Khi phần thịt cua đã chín thì cho gạch cua vào đảo thật nhẹ tay, đến khi thịt cua sánh lại, ngả sang màu vàng là được.
Gỏi xoài cua biển
Cách làm:
Xoài mẹ chọn xoài xanh, gọt vỏ rồi nạo sợi
Đặt chảo lên bếp rồi cho 2 muỗng dầu ăn vào chảo phi cho tỏi băm thơm vàng. Cho thịt cua vào chảo, thêm hạt nêm vào, đảo đều nhẹ tay 2 phút.
Sau khi đảo xong thịt cua, mẹ để riêng ra một cái tô lớn, tiến hành trộn các nguyên liệu với cua. Cho xoài, thịt cua,rau húng rửa sạch, nước mắm, ớt băm, hạnh nhân giã nhỏ cho vào tô lớn, trộn đều.
Bày món ăn ra đĩa và thưởng thức.
Bên cạnh việc ăn cua biển thì khi mang thai, mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ sắt, acid folic, DHA, Omega-3, canxi hữu cơ cho bà bầu để giúp mẹ có thai kì luôn đủ chất và khỏe mạnh. Lưu ý nên chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, uy tín để bổ sung an toàn – hiệu quả nhất mẹ nha.
Xem thêm: mẹ bầu uống canxi bị buồn nôn do đâu


Cua là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, nên được bổ sung vào chế độ ăn lành mạnh của mẹ bầu để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển tốt của thai nhi. Bà bầu ăn cua biển đã được nấu chín sẽ an toàn cho sức khoẻ. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có được câu trả lời cho câu hỏi "Bà bầu ăn cua biển được không ?". Chúc bạn có một thai kỳ khoẻ mạnh.


Liên hệ : Satbabau

Di động: 0364352553

Gửi tin nhắn

  • Quảng cáo

    FNB AI - Robot phân tích chứng khoán thông minh ứng dụng công nghệ A.I
  • Quảng cáo

    Quần áo thời trang
  • Chi tiết :
    Mã tin 240329
    Loại tin Bán
    Giá 280.000 ₫ / hộp
    Chuyên mục Sữa - thực phẩm cho mẹ
    Ngày đăng 23/01/2024
    Lượt xem 98
    Nơi đăng Quận Cầu Giấy, Hà Nội
    Chia sẻ
    Báo tin không hợp lệ
    Xóa tin đăng
    QR CODE Theo dõi tin này
    Thông tin hữu ích
    • Không thanh toán tiền trước khi nhận hàng.
    • Giao dịch ở nơi công cộng, an toàn.
    • Kiểm tra hàng hóa cẩn thận, đặc biệt khi mua hàng cũ, hàng đắt tiền.
    • Không bao giờ gửi hàng hóa trước khi hoàn tất thỏa thuận thanh toán.
    • Cho dù người bán tiết lộ thông tin cá nhân hoặc số tài khoản ngân hàng của họ, những điều này vẫn không thể bảo vệ bạn khỏi bị lừa.
    • Khi mua hàng, tốt nhất, Bạn nên yêu cầu người bán chuẩn bị các giấy tờ, các biên nhận gốc, rõ ràng, hợp pháp liên quan đến giao dịch mua bán này.
    • Market360.vn không tham gia vào bất kỳ giao dịch nào và cũng không giải quyết việc thanh toán, vận chuyển, giao dịch bảo đảm, cung cấp dịch vụ giao kèo, hoặc cung cấp dịch vụ "bảo vệ người mua" hoặc "chứng nhận người bán".
    Chia sẻ